Mùa hè là thời gian sinh sản của rết, vì thế, chúng ta rất dễ bị loài vật này tấn công. Vậy bị rết cắn có sao không và xử lý như thế nào khi bị rết cắn?
Rết là loài động vật có vẻ bề ngoài xấu xí, gây ám ảnh với nhiều người. Không chỉ có hình hài đáng sợ mà rết còn khiến người ta tránh xa bởi chúng là loài động vật có độc tính nhất định. Vậy bị rết cắn có sao không và nên xử lý vết thương như thế nào khi bị rết cắn, bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp cho bạn.
Bị rết cắn có sao không
Rết là loài côn trùng có độc, tuy độc tính của rết không cao nhưng nếu nhiễm phải trong một thời gian kéo dài tất gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bị rết cắn do xuất hiện các triệu chứng nhiễm độc.
Các nhà khoa học cho rằng, chất độc của rết là do 1 cặp vuốt ở vùng khoang miệng tiết ra. Do vậy, khi nạn nhân bị cắn, chất độc của rết sẽ từ vuốt đi vào bên trong cơ thể, gây ra những triệu chứng nhiễm độc ở cơ thể nạn nhân. Người bị rết cắn ban đầu sẽ cảm thấy toàn thân đau nhức, nếu bị nặng sẽ phát sốt, buồn nôn, co giật hoặc hôn mê tùy vào độ nghiêm trọng của vết cắn và hàm lượng độc bị tiêm vào trong cơ thể. Cá biệt, nếu nạn nhân bị cắn hoặc có tiền sử dị ứng với những chất hóa học cấu thành nên vết cắn có thể khiến nạn nhân tử vong.
Chính vì vậy, vết cắn của rết là hiểm họa khôn lường đối với sức khỏe.
Những biểu hiện khi bị rết cắn
- Đối với những trường hợp nạn nhân chỉ bị chích nhẹ, rết cắn sẽ chỉ gây dị ứng da, xuất hiện ban đỏ, nổi mẩn ngứa và tự động biến mất sau khoảng 12 giờ.
- Trong trường hợp nạn nhân bị cắn bởi những vết thương nặng, thì sau khi bị rết cắn sẽ nhanh chóng xuất hiện các triệu chứng nhiễm độc nhẹ như chóng mặt, ù tai, nôn mửa, co giật, … chứng tỏ lúc này, chất độc đã ngấm vào máu theo đường các mao mạch đến các cơ quan nội mạc trong cơ thể.
Triệu chứng tại chỗ sẽ thấy có 2 vết vuốt rết từ nhẹ đến nặng khiến cho nạn nhân cảm thấy đau nhức dữ dội, sưng sốt nóng đỏ, tạo thành bọng nước, chỗ bị cắn rất có thể sẽ bị hoại tử nông, từ đó gây ra hiện tượng yếu cơ tại chỗ, gây ngứa ngáy, phù thũng, nổi hạch, có thể xuất hiện hiện tượng chảy máu nhưng chỉ là những triệu chứng thoáng qua.
Ngay sau khi bị rết cắn, vết thương trở nên sưng đau, nóng sốt. Triệu chứng này sau đó sẽ giảm dần theo thời gian nhưng chỉ có thể biến mất sau 1- 2 ngày. Tuy nhiên, các triệu chứng tại chỗ sẽ tự thuyên giảm rồi biến mất trong khoảng thời gian từ 1- 2 ngày, còn triệu chứng cục bộ trên toàn thân sẽ kéo dài trong vòng từ 4 đến 5 giờ.
Xử lý vết thương khi bị rết cắn
- Hiện nay, không có thuốc hay huyết thanh giải độc đặc hiệu chuyên dụng dành cho điều trị nọc độc của rết.
- Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu phản vệ, vết cắn sẽ được xử trí theo phác đồ phản vệ.
- Các phương pháp điều trị vết rắn cắn tại chỗ:
- Sát khuẩn tại chỗ bằng nước muối sinh lý để giảm các nguy cơ nhiễm trùng.
- Chườm đá lạnh lên miệng vết thương tại vị trí bị cắn vì cái lạnh làm tăng ngưỡng đau, làm thu nhỏ các mạch máu, từ đó cản trở sự dẫn truyền thần kinh và co mạch để ngăn phù nề mô.
- Theo thống kê từ các trường hợp lâm sàng và tiền lâm sàng tại các bệnh viện lớn, một số bệnh nhân cho biết cơn đau được cải thiện khi vết thương được ngâm trong nước nóng, vì nước nóng được cho là sẽ làm biến tính bất kỳ chất độc không bền với nhiệt nào trong nọc độc. Tuy nhiên, một số bệnh nhân cũng phản ánh rằng cơn đau sẽ tăng khi tiếp xúc với nước nóng.
- Trường hợp vết cắn gây quá nhiều đau đớn cho bệnh nhân, các bác sỹ có thể gây tê cục bộ bằng cách sử dụng lidocain tại vết cắn, giúp giảm bớt cường độ của cơn đau đáng kể.
- Pháp đồ điều trị toàn thân:
- Tiêm các mũi tiêm SAT dự phòng trường hợp bị uốn ván.
- Có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamine, corticosteroid và thuốc giải lo âu để điều trị vết cắn.
- Trong trường hợp cho phép, các bác sĩ có thể sử dụng kháng sinh dùng khi có dấu hiệu nhiễm trùng.
Sơ cứu khi bị rết cắn
- Rửa sạch vết cắn bằng dung dịch nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý 5%.
- Sử dụng dầu gió thoa vào chỗ bị cắn.
- Theo kinh nghiệm dân gian, rau sam rửa sạch, giã nhỏ lấy nước được cho là sẽ khiến vết rết cắn khỏi đau nhức sau 6 giờ.
- Hạt mướp đắng giã nát, rửa sạch, giã nhuyễn rồi thêm một ít nước hoặc dấm thanh, đắp lên vết cắn.
- Nếu sau 1 đến 2 ngày mà vết cắn vẫn chưa thuyên giảm cần phải đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn và chữa trị kịp thời.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi bị rết cắn có sao không. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích trong quá trình sơ cứu và theo dõi các trường hợp bị rết cắn. Xin cảm ơn và hẹn gặp bạn ở những bài viết khác.