Điện cao thế là nguồn điện có hiệu điện thế lớn, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của con người. Vậy có những yêu cầu gì về khoảng cách an toàn điện hạ thế?
Điện cao thế là nguồn điện có hiệu điện thế lớn hàng chục ngàn Kw, chính vì thế, nó có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của con người. Ở các trạm biến thế hạ thế, cường độ dòng điện lớn gây ra hiện tượng nhiễm điện nặng lên môi trường xung quanh. Vậy có những yêu cầu gì về khoảng cách an toàn điện hạ thế, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc này.
Điện hạ thế và định nghĩa về điện hạ thế
Để vận chuyển điện trên các đường dây tải điện để vận chuyển đến những vùng có khoảng cách xa, đòi hỏi phải có một dòng điện đủ mạnh, chính vì thế, tại trạm biến áp cao áp, dòng điện được kích lên nhiều lần. Tuy nhiên dòng điện với công suất hàng chục ngàn Kw không thể đưa vào sử dụng ngay bởi những vật dụng điện trong nhà hầu hết đều có công suất là 220V, chính vì thế trạm biến áp hạ áp ra đời nhằm mục đích hạ hiệu điện thế cho phù hợp với mạch điện.
Do đó, tại các trạm biến thế hạ thế, dòng điện đầu vào rất lớn, việc này dẫn đến nguy hiểm cho những sự vật và con người sống xung quanh đó bởi nguy cơ nhiễm điện.
Chính vì vậy, tại các trạm biến thế hạ thế, người ta có những yêu cầu rất khắt khe về khoảng cách an toàn điện.
Những yêu cầu về khoảng cách an toàn điện hạ thế
Định nghĩa
Yêu cầu về khoảng cách an toàn điện thế hạ thế có nghĩa là trong bán kính 0,3m của hành lang bảo vệ an toàn, các đường dây dẫn điện trên không sẽ không được có người dân sinh sống hoặc bất cứ công trình nào để đảm bảo an toàn điện và tránh khỏi các rủi ro điện áp.
Điện áp định mức (U định mức) của điện lưới chính là cơ sở để các kĩ sư thiết kế và vận hành mạng lưới điện. Điện áp định mức là trị số biểu thị khả năng truyền tải của mạng lưới các dây dẫn điện, nó cho biết sự các thiết bị có thể sử dụng trong mạng lưới và mục đích sử dụng của mạng lưới.
Khoảng cách an toàn điện hạ thế dựa trên các tính toán đo đạc kĩ thuật được định nghĩa là khoảng cách tính từ dây dẫn điện đến vật liệu, thiết bị hay dụng cụ gần nhất với nó trong khu vực các hành lang bảo vệ an toàn lưới điện hạ thế.
Những yêu cầu về khoảng cách an toàn điện thế hạ thế
Để đảm bảo an toàn điện áp, cần phải tuân thủ nghiêm ngặt những nội dung sau đây:
Đối với trường hợp ở trong những không gian đường dây điện trên không giao với đường bộ, thì khoảng cách an toàn phải được tính từ điểm võng nhất của đường dây điện tới mặt đường, và khoảng cách này phải đạt ít nhất là 4,5m, sau đó cộng với khoảng cách an toàn phóng điện của đường điện hạ thế theo đúng những văn bản hay những quy định của pháp luật hiện hành.
Quy định đặc biệt với những phương tiện vận chuyển có chiều cao từ 4,5m trở lên, để đảm bảo an toàn điện, phải có khoảng cách đối với đường dây điện hạ thế sẽ không đảm bảo, do đó, chủ phương tiện cần phải chủ động liên lạc với các cơ quan, đơn vị quản lý đường lưới điện gần nhất để được tiếp nhận những biện pháp tốt nhất đảm bảo an toàn cho người và tài sản, từ đó hạn chế tối đa những sự cố do tai nạn liên quan đến đường dây lưới điện gây ra.
Tại những điểm giao, nút giao của đường dây điện với các khu vực đường sắt vẫn đang trong thời gian hoạt động, để đảm bảo an toàn điện lưới, khoảng cách đảm bảo tại điểm võng nhất của các đường dây điện tối thiểu phải đạt 7,5m, khoảng cách này phải được cộng thêm với khoảng cách an toàn phóng điện đã được quy định rõ trong văn bản có hiệu lực hiện hành.
Tại khu vực những điểm giao của đường dây điện trên không với đường thủy nội địa, khoảng cách an toàn điện, chiều cao tối thiểu của đường dây điện tại điểm võng nhất phải được đảm bảo tính bằng chiều cao tĩnh không của các phương tiện giao thông đường thủy nội địa đã được quy định theo văn bản, nghị định pháp luật hoặc các điều khoản luật định.
Quy định về khoảng cách an toàn điện áp hạ thế theo quy định của pháp luật
- Trong trường hợp cần sửa chữa, tu bổ, nâng cấp,… các công trình nằm trong khu vực hành lang điện lưới cần có sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật.
- Khoảng cách an toàn đối đo được với những đường dây điện hạ thếtrong trường hợp có dây bọc là trên 1 mét, trường hợp dây không có lớp bọc bảo vệ (dây trần) là trên 2 mét.
- Các thiết bị, dụng cụ, phương tiện được sử dụng dưới khoảng cách an toàn của hành lang bảo vệ điện áp và có thiệt hại xảy ra các cá nhân sẽ phải bồi thường, xử lý vi phạm hành chính hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình huống theo đúng các quy định, chế tài pháp luật.
- Trong trường hợp phục vụ các công tác quốc phòng, an ninh có tính cấp bách mà muốn vi phạm vào khoảng cách các hành lang lưới điện an toàn thì cần có thỏa thuận với đơn vị quản lý lưới điện để đưa ra các phương án tác chiến hợp lý và thực hiện nghiêm ngặt những phương pháp bảo hộ nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Trên đây là tổng hợp định nghĩa và những quy định của pháp luật về khoảng cách an toàn điện hạ thế, hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những nguồn thông tin bổ ích và lý thú. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại.