Dù đã có vacxin phòng ngừa vậy tại sao ổ dịch bệnh bạch hầu Đắk Nông bùng phát? Nguyên nhân là do đâu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết bệnh bạch hầu dưới đây nhé!
Bệnh bạch hầu Đắk Nông và những điều bạn cần biết
Theo thống kê từ cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, ổ dịch bệnh bạch hầu Đắk Nông vừa qua đã ghi nhận 75 trường hợp dương tính với bạch hầu và 38 trường hợp đã tử vong. Vậy bệnh bạch hầu là gì, tại sao lại gây tỷ lệ tỷ vong nhiều như vậy?
Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do trực khuẩn bạch hầu có tên tiếng anh là Corynebacterium diphtheriae gây ra. Bệnh này rất dễ lây lan qua đường hô hấp hoặc gián tiếp tiếp xúc với vi khuẩn.
Triệu chứng ban đầu của bệnh bạch hầu là viêm thanh quản, nổi hạch dưới hàm. Nguy hiểm của căn bệnh này là có thể biến chứng thành viêm phổi, suy tim, dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn 6-10 ngày.
Theo các bác sĩ chuyên gia: Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm có biến chứng cao và tỷ lệ tử vong khoảng 3% trong tổng số ca mắc. Bệnh này thường chỉ xảy ra ở những trẻ không được tiêm ngừa vacxin hoặc sau một thời gian tiêm ngừa, nồng độ kháng thể giảm dần dưới ngưỡng bảo vệ khiến cho vi khuẩn bạch hầu có thể xâm nhập, tiết ra độc tố. Độc tố do trực khuẩn bạch hầu hấp thu vào máu, theo tuần hoàn đi khắp cơ thể, dẫn đến tổn thương ở các cơ quan khác như: Viêm cơ tim, viêm dây thần kinh…Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho thận, hệ thần kinh và tim.
Con đường lây lan của bệnh bạch hầu rất dễ dàng, đó là lây lan từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp. Nó cũng có thể lây gián tiếp khi tiếp xúc với đồ chơi, vật dụng có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.
Vì sao bùng dịch bệnh bạch hầu Đắk Nông?
Theo thông tin của Bộ Y tế, đợt bùng dịch bạch cầu tại Đắk Nông có tới 38 trường hợp tử vong, chiếm đến 50% số ca mắc. Tại sao tỷ lệ tử vong tại Đắk Nông lại cao đến báo động như vậy?
Cách duy nhất để phòng ngừa dịch bạch hầu là tiêm phòng Vacxin, tuy nhiên theo thông tin từ sở y tế, Đắk Nông, khu vực bùng phát bệnh bạch hầu có tỷ lệ tiêm chủng thấp chỉ 48-52%. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh lần này đều chưa được tiêm đủ mũi vắc xin phòng bệnh bạch hầu do đó dẫn đến tỷ lệ nhiễm bệnh cao và tỷ lệ tử vong lớn như vậy.
Ngoài ra, các chuyên gia: theo thời gian, miễn dịch có được từ tiêm vắc xin bạch hầu sẽ giảm dần. Một số trường hợp dù đã tiêm đủ 3 mũi trước 1 vẫn có thể mắc bệnh bạch hầu mặc dù trẻ đã tiêm đủ 3 mũi trước 1 tuổi.
Có thể thấy nguyên nhân bùng dịch bệnh bạch hầu ở những tỉnh vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn là rất dễ xảy ra. Bởi hầu hết người dân chưa nắm được đầy đủ thông tin cũng như chưa hiểu rõ về vai trò quan trọng của vắc xin trong việc phòng chống bệnh. Trẻ em không được tiêm hoặc chưa được tiêm chủng đầy đủ nên dễ mắc bệnh.
Cách phòng ngừa bệnh bạch cầu
Cách tạo lớp bảo vệ tốt nhất cho trẻ khỏi bệnh bạch cầu đó là vắc xin. Hiện tại, trẻ em dưới 1 tuổi đều được tiêm miễn phí Vắc-xin “5 trong 1” để phòng 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm màng não mủ (Hib). Lộ trình tiêm vacxin trong 1 năm của trẻ là: 2 tháng tuổi tiêm mũi 1; 3 tháng tuổi tiêm mũi 2 và 4 tháng tuổi tiêm mũi 3.
Tuy nhiên, dù đã tiêm phòng đủ các mũi vắc xin, các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý thực hiện đủ các biện pháp phòng bệnh
- Đảm bảo tất cả các bé được tiêm đủ các mũi cơ bản và nhắc lại phòng bạch hầu.
- Đảm bảo nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên lau rửa sàn nhà, vật dụng bằng các hóa chất diệt khuẩn để hạn chế nguồn lây bệnh
- Không tiếp xúc với người nhiễm hoặc nghi nhiễm bạch cầu
- Khi trẻ có các triệu chứng như sốt, đau họng phải đưa ngay đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị
- Khi có các trường hợp nghi nhiễm, các bậc phụ huynh cần theo dõi sức khỏe của trẻ và thông báo cho các đơn vị y tế
Qua lần bùng phát dịch bệnh bạch hầu Đắk Nông, có thể thấy được tầm quan trọng về việc tiêm phòng vacxin cho trẻ em trong việc phòng ngừa các căn bệnh nguy hiểm.