Hồ sơ dự thầu là một thủ tục quan trọng được tiến hành thực hiện khi đấu thầu. Vì thế nắm rõ thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu là một điều cần thiết. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu giúp bạn có được cái nhìn rõ ràng và chuẩn xác nhất về nó nhé.
Quy định về thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu
Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu là số ngày được ghi trong hồ sơ mời thầu, tính từ thời điểm kết thúc thời gian đấu thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực như trong hồ sơ dự thầu đã quy định.
Theo Luật đấu thầu năm 2013 tại điều 12 đã quy định rõ về các giai đoạn và thời gian để giải quyết các vấn đề trong suốt thời gian gửi hồ sơ dự thầu như sau:
- Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ mời sơ tuyển, và hồ sơ yêu cầu được phát sau 3 ngày làm việc, từ ngày đầu tiên gửi thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm, thông báo mời thầu, thông báo mời sơ tuyển và thời gian mời chào sản phẩm, thư mời thầu cần phải được gửi trước khi kết thúc đấu thầu.
- Hồ sơ đề xuất có thời gian chuẩn bị tối thiểu là 5 ngày làm việc, từ ngày đầu tiên hồ sơ được phát hành đến thời điểm kết thúc đấu thầu. Đồng thời hồ sơ đề xuất cần được nhà thầu gửi đi trước thời gian đấu thầu kết thúc.
- Thủ tục phê duyệt và lựa chọn nhà thầu cần được thực hiện nhanh chóng, thời gian tối đa là 5 ngày kể từ khi nhận báo cáo thẩm định.
- Hồ sơ dự thầu cần được chuẩn bị trong tối thiểu thời gian 40 ngày đối với đấu thầu quốc tế và đối với trong nước là 20 ngày, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời thầu cho đến khi có đấu thầu kết thúc. Hồ sơ dự thầu cần được nhà thầu gửi đi trước khi thời gian đấu thầu kết thúc.
- Thời gian mà hồ sơ dự thầu và hồ sơ đề xuất có hiệu lực tối đa là 180 ngày, kể từ khi thời gian đấu thầu kết thúc; nếu dự án gói thầu có quy mô lớn và phức tạp, gói thầu dự án đấu thầu theo hai giai đoạn, thì thời gian có hiệu lực tối đa với hồ sơ dự thầu và hồ sơ đề xuất là 210 ngày, kể từ khi thời gian đấu thầu kết thúc. Nếu cần thiết phía nhà thầu có thể đề nghị gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ để đảm bảo được tiến độ của dự án.
- Hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ yêu cầu và hồ sơ dự thầu có thời gian phê duyệt tối đa là 10 ngày, kể từ khi nhận báo cáo thẩm định (nếu được yêu cầu thẩm định) hoặc là tờ trình yêu cầu phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ yêu cầu và hồ sơ dự thầu của bên mời thầu.
- Văn bản thông báo kết quả nhà thầu được chọn cho các nhà thầu tham gia dự thầu được gửi qua bưu điện, fax có thời gian tối đa là 5 ngày làm việc, thời gian tính từ ngày kết quả chọn nhà thầu được thông qua.
Từ đó có thể thấy thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu có thể dao động từ 180 ngày đến 210 ngày tùy theo quy mô dự án, tính phức tạp của dự án hoặc là có thể gia hạn để đảm bảo tiến độ dự án trong một số trường hợp nhất định theo luật định.
Nhà thầu có quyền từ chối gia hạn thời gian hiệu lực hồ sơ dự thầu hay không?
Theo một số văn bản kèm theo thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT thì khi hồ sơ dự thầu hết thời gian có hiệu lực thì bên mời thầu có quyền yêu cầu nhà thầu gia hạn thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu, đồng thời thì bên mời thầu cũng sẽ đề nghị nhà thầu gia hạn tương đương thời gian hiệu lực của đảm bảo dự thầu (thời gian gia hạn bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu tăng thêm 30 ngày ).
Trong trường hợp nhà thầu không đồng ý gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu thì nhà thầu nhận lại đảm bảo dự thầu và hồ sơ dự thầu của nhà thầu sẽ bị loại bỏ không được xem xét tiếp.
Nếu nhà thầu đồng ý yêu cầu gia hạn thời gian hiệu lực hồ sơ dự thầu thì không có quyền thay đổi bất kỳ nội dung nào trong hồ sơ dự thầu. Việc đồng ý hay không đồng ý gia hạn thời gian hiệu lực hồ sơ dự thầu thì đều phải có văn bản ghi chép lại. Vì thế nhà thầu có quyền từ chối gia hạn thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu.
Trên đây là một số thông tin về thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu. Nắm bắt và hiểu rõ ràng chúng sẽ giúp các bạn có thể áp dụng tốt nhất vào dự án của mình tránh những rắc rối không đáng có. Chúc các bạn thành công.