Đối với những người làm kinh doanh, chủ đầu tư, tham gia đấu thầu luôn là công việc đặc biệt quan trọng. Theo đó, một trong những yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất khi dự thầu là tìm hiểu kỹ các quy định về chỉ định thầu. Vậy chỉ định thầu là gì? Trong những trường hợp nào thì được áp dụng chỉ định thầu? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc trên.
Tìm hiểu khái niệm chỉ định thầu
Chắc hẳn với những nhà kinh doanh, thuật ngữ chỉ định thầu đã không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, với một số người không thuộc lĩnh vực thì đây vẫn còn là một khái niệm mơ hồ. Hiện nay, việc lựa chọn nhà thầu bao gồm 7 hình thức được quy định tại Luật Đấu thầu năm 2013. Chỉ định thầu là một trong những hình thức đó.
Thực tế cho thấy, so với các hình thức chọn nhà thầu khác, chỉ định thầu mang nhiều ưu điểm nổi bật như: thời gian ngắn, thủ tục lựa chọn đơn giản,… Từ đó, việc lựa chọn nhà thầu bằng hình thức nói trên giúp đẩy nhanh tiến độ của dự án một cách hiệu quả. Đồng thời, theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực, phương pháp chỉ định thầu cũng giảm thiểu tối đa rủi ro cho phía chủ đầu tư. Vì vậy, hình thức này luôn được chủ đầu tư quan tâm hàng đầu.
Quy định về chỉ định thầu – Các trường hợp áp dụng
Là hình thức lựa chọn nhà thầu được các chủ đầu tư yêu thích nhất nhưng không phải bất cứ lúc nào cũng có thể áp dụng chỉ định thầu. Hiện nay, việc áp dụng chỉ định thầu bắt buộc phải tuân theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu năm 2013. Theo đó, hình thức này chỉ được áp dụng với một số gói thầu nhất định. Bao gồm:
- Được áp dụng với những gói thầu có mục đích thực hiện là để khắc phục ngay lập tức, những gói thầu khẩn cấp hoặc phải sử dụng hình thức chủ thị thầu để xử lý các hậu quả do sự cố bất khả kháng gây ra một cách kịp thời. Hình thức lựa chọn nhà thầu này cũng được áp dụng với những gói thầu thuộc bí mật nhà nước, gói thầu đòi hỏi triển khai ngay để tránh những nguy hiểm có ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của một cộng đồng dân cư.
Ngoài ra, quy định về chỉ định thầu cũng cho phép áp dụng hình thức với những gói thầu mua hóa chất, thiết bị y tế, thuốc hoặc các loại vật tư nhằm phục vụ kịp thời cho việc phòng, chống dịch bệnh. Một điều cần lưu ý là những mục đích nói trên phải được đặt ra trong gói thầu.
- Với những gói thầu có tầm cỡ quốc gia, phục vụ cho công tác bảo vệ biên giới, hải đảo và chủ quyền của Việt Nam, hình thức chỉ định thầu cũng được áp dụng theo quy định.
- Theo quy định thì chỉ định thầu cũng có thể được áp dụng cho những gói thầu cung cấp các loại dịch vụ như: dịch vụ tư vấn và phi tư vấn, dịch vụ mua sắm hàng hóa. Lưu ý là chỉ được áp dụng với những dịch vụ mua sắm hàng hóa đòi hỏi phải mua từ nhà thầu trước đó trong trường hợp đảm bảo sự tương thích về bản quyền, công nghệ mà các nhà thầu khác không thể cung cấp được.
- Ngoài ra, chỉ định thầu cũng được áp dụng trong một số trường hợp khác như gói thầu di dời công trình hạ tầng, gói thầu có giá trong hạn mức được áp dụng,… theo quy định của pháp luật.
Điều kiện thực hiện chỉ định thầu theo quy định của pháp luật
Trên thực tế, việc tìm hiểu về điều kiện thực hiện chỉ định thầu có vai trò cực kỳ quan trọng. Hiểu rõ mọi quy định sẽ giúp chúng ta hạn chế sai phạm không đáng có để công việc được triển khai nhanh chóng và thuận lợi hơn. Theo quy định về chỉ định thầu hiện nay, việc thực hiện chỉ định nhà thầu phải đáp ứng đầy đủ điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Đấu thầu 2013. Bao gồm:
- Trừ gói thầu tư vấn để chuẩn bị dự án, tất cả các gói thầu khác đều phải có quyết định đầu tư và kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt.
- Gói thầu đã được bố trí theo đúng yêu cầu về tiến độ thực hiện.
- Trừ các gói thầu EC, EP, EPC và gói chìa khóa trao tay, những gói thầu khác phải có dự toán đã được duyệt theo đúng quy định.
- Kể từ ngày hồ sơ yêu cầu được phê duyệt đến ngày ký hợp đồng 45 ngày, gói thầu phải có thời gian thực hiện chỉ định thầu. Khoảng thời gian này được kéo dài đến 90 ngày với các gói thầu có tính chất phức tạp và quy mô lớn.
- Nhà thầu được đề nghị về việc chỉ định thầu bắt buộc phải có tên trong cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý về nhà thầu.
Với những thông tin trong bài trên, hy vọng bạn đọc có thể hiểu thêm những quy định về chỉ định thầu của pháp luật hiện nay. Đừng quên thường xuyên ghé thăm trang web của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều tin tức pháp luật bổ ích khác.